by EduBot
Ứng dụng này chứa đủ bộ truyện tranh Trạng Quỳnh, bản đẹp, rõ nét, không bị mất trang. Bạn có thể ch...
Ứng dụng này chứa đủ bộ truyện tranh Trạng Quỳnh, bản đẹp, rõ nét, không bị mất trang. Bạn có thể chọn xem ở chế độ trang liên tiếp (cuộn theo chiều dọc) hoặc chế độ xem album (cuộng theo chiều ngang). Nếu bạn đọc nhanh, bạn cũng có thể chọn tự động lật trang (3 giấy/trang) khi xem ở chế độ album.Ứng dụng tự nhớ chương bạn đã đọc và cho phép bạn truy cập thẳng đến chương kế tiếp. Nếu bạn muốn nhảy cóc hoặc quay lại chương đã đọc, hãy dùng menu phía trên. Nút Home trên menu sẽ đưa bạn đến với rất nhiều truyện tranh khác thể loại.
Sơ lược về Trạng Quỳnh:---------------------------------Trạng Quỳnh là một nhân vật hư cấu trong dân gian, ông là người thông minh, hài hước nhưng ngang tàng. Trong số những giai thoại về truyện Trạng Quỳnh, ông đã nhiều lần đứng ra chống lại bọn sứ thần phương Bắc để bảo vệ quốc thể, chơi khăm tất cả những kẻ hà hiếp dân lành, từ vua chúa đến quan lại... Những truyện kể về Trạng Quỳnh vừa thâm thúy vừa trào phúng, là tiếng cười của người dân dành cho những kẻ có chức quyền nhưng tham lam ngu dốt.
Mỗi mẩu là một giai thoại trong đời nhân vật nhằm đả kích, châm biếm một ai đó. Có thể là bọn trẻ đồng trang lứa trong làng (Đầu to bằng bồ), kẻ trên (Trời sinh ông Tú Cát), kẻ sang (Miệng người sang), quan thị (Lỡm quan thị), vua (Tiên sư thang Bảo Thái), Chúa (Đá bèo, Đại phong, Món ăn mầm đá), Thành hoàng, bà Banh, chúa Liễu... Tóm lại, các nhân vật trên đều thuộc tầng lớp thống trị, cả thế quyền lẫn thần quyền, tức bọn phong kiến "sống" và bọn phong kiến "chết".
Vũ khí tiếng cười mà Quỳnh dùng để đả kích bọn thống trị, trước hết đó là trí thông minh, óc thực tiễn của Quỳnh (Đầu to bằng bồ, Dê đực chửa), nhưng chủ yếu là chơi xỏ (Đá bèo, Ông nọ bà kia, Chúa ngủ ngày, Trạng chết chúa cũng băng hà), bẫy (Khốn nạn thân gà thiến, Tạ ơn chúa Liễu), lỡm (Lỡm quan thị, Lại lỡm quan thị, Sứ Tàu mắc lỡm), chửi bới (Thừa giấy vẽ voi, Thay lời giáo thụ). Tóm lại, cách mà Trạng Quỳnh hay dùng nhất để chống lại bọn phong kiến thống trị là chơi xỏ và chửi bới.
Trạng Quỳnh cười, cười bằng sự chơi xỏ và chửi bới, rõ ràng phản ánh tâm lý của người bị trị chống lại kẻ thống trị mình, của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh. Cách chống đối này, rõ ràng không thể hiện rõ thế thượng phong, mà phần nào có chứa đựng cả sự bất lực. Cũng dễ hiểu, dân ta đã sống lâu năm trong chế độ nông nghiệp quân chủ Nho giáo, là thân phận một thần dân, chịu nhiều tầng áp bức, nên đã hình thành lối ứng xử chống đối trong chịu đựng, chịu đựng mà vẫn chống đối. Lại cũng dễ hiểu, dân ta cư trú sát nách ông láng giềng khổng lồ, có tư tưởng bành trướng luôn sẵn sàng gây sự thì lúc nào cũng phải nín nhịn. Khi nào nhịn không được thì đánh, đánh thắng rồi mà vẫn phải nhịn trải thảm đỏ cho về nước và tiếp tục cống người vàng, hoặc tự trói mình lên sát biên giới để nhận sắc phong. Nói là mềm dẻo sách lược thì cũng đúng, thần phục giả vờ, độc lập thật sự lại càng đúng. Nhưng dẫu sao lối ứng xử ấy không thể không để lại vết hằn trong tâm lý tộc người.